+(84) 78.8888.103

Báo cáo hiệu suất là gì? Hiệu suất Google Search Console từ A tới Z

Đã là một SEOer, bạn không thể không biết cách nhìn và đọc các báo cáo hiệu suất của Google Search Console. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết Báo cáo hiệu suất là gì? Cách đọc và hiểu báo cáo hiệu suất Google Search Console từ A tới Z.

Đọc thêm: Google Search Console là gì? Hướng dẫn Google Search Console từ A tới Z

Hiệu suất là gì?

Hiệu suất được hiểu là hoạt động đo lường, đánh giá hiệu quả công việc trong một lĩnh vực nào đó. Từ đó giúp nhà quản trị có được cái nhìn tổng quan về năng lực làm việc. Hiệu một cách đơn giản, hiệu suất là khả năng hạn chế những lãng phí trong quá trình tạo ra sản phẩm. Một người (công việc) được đánh giá có hiệu suất cao khi và chỉ khi kết quả làm việc của người (công việc đó) đạt yêu cầu tối thiểu về việc tránh lãng phí nguồn lực nhất có thể.

Hiệu suất trong Google Search Console cho nhà quản trị biết được, những thống kê chỉ số quan trọng của website trên Google tìm kiếm. Từ đó, đưa ra những điều chỉnh, cải thiện website một cách tốt nhất. Dựa trên Google Search Console, SEOer có thể biết được các báo cáo kết quả sau:

  • Xem các trang có tỷ lệ lượt nhấp cao – thấp nhất trên Google tìm kiếm.
  • Xem tính khả dụng trên thiết bị di động, từ đó có bước cải thiện để tối ưu.
  • Xem mức độ thay đổi lưu lượng truy cập, sự biến động nhu cầu tìm kiếm theo thời gian.
  • Biết trang web của bạn có khả năng được hiển thị bởi cụm từ tìm kiếm nào.

Các loại hiệu suất trong Google Search Console

Google tìm kiếm: Là công cụ cho phép người dùng nhập nội dung mong muốn, lên thanh tìm kiếm. Từ đây, Google sẽ trả về kết quả cho người dùng theo chủ để tương tự.

Google Khám phá: Là một tính năng được tích hợp riêng trên nền tảng mobile. Tại đây, Google sẽ cho hiện thị tóm tắt nội dung một số trang web, giúp người dùng có thể khám phá, dưới dạng tin gồm đoạn văn bản và ảnh. Trong Google Khám phá, sẽ có một list những bài, các chủ đề tin tức người dùng theo dõi. Nếu click vào các chủ đề, người dùng sẽ được đưa đến bài viết đầy đủ trên website của bạn.

Google Tin tức: Là nơi tổng hợp các tin tức, giúp người dùng có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất, ngay trên nền tảng Google, mà không cần vào các trang tin tổng hợp khác như: baomoi.com, tintuc24h.com.vn…

Trong báo cáo của Google Search Console, sẽ tổng hợp các chỉ số về lượt nhấp, lượt hiển thị và CTR trung bình của cả Google (Tìm kiếm, Khám phá hoặc Tin tức), riêng chỉ số Vị trí trung bình chỉ có báo cáo của Google tìm kiếm.

Các loại hiệu suất và chỉ số báo cáo của Google Search Console

Hiệu suất Google Search Console từ A tới Z

Tổng số lượt nhấp là gì?

Là chỉ số biểu thị số lần người dùng nhấp chuột vào trang web của bạn, thông qua việc tra cứu các thông tin trên Google (Tìm kiếm, Khám phá hoặc Tin tức). Người dùng có thể tìm kiếm một nội dung, một cụm từ bất kỳ, sau đó Google sẽ hiển thị các trang web có nội dung đó. Nếu người dùng click vào bài viết trên web của bạn, đó được tính là 1 lượt nhấp.

Những trường hợp không được tính là một lượt nhấp:

+ Nếu người dùng nhấp vào một đường liên kết được dẫn đến nội dung trong ngay trong nền tảng Google.

+ Nếu người dùng nhấp vào một kết quả tìm kiếm, và được dẫn đến một trang bên ngoài, sau đó quay lại tiếp tục nhấp vào đường liên kết cũ, thì hành động đó chỉ được tính là một lượt nhấp.

Tổng số lượt hiển thị thì gì?

Khi người dùng tra cứu một nội dung trên Google (Tìm kiếm, Khám phá hoặc Tin tức), sẽ thấy được các đường liên kết của các website khác nhau, với nội dung mà họ tìm kiếm. Nếu trong kết quả đó có đường liên kết đến website của bạn, thì đó được tính là một lượt hiển thị cho website.

Người dùng có thể ở trang 1 hoặc 2 của Google (Tìm kiếm, Khám phá hoặc Tin tức), miễn sao kết quả tìm kiếm của người dùng có đường liên kết đến website của bạn là được. Ví dụ khi ở trang 1, không có nội dung của bạn, nhưng người dùng có thói quen click vào trang 2 của Google, và tại đây có nội dung của bạn. Như vậy, website của bạn vẫn được tính là một lượt hiển thị.

Lưu ý: Nếu người dùng di chuyển trang qua lại trong cùng một lượt tìm kiếm hoặc một phiên tương tác thì lượt hiển thị sẽ không được tính là nhiều lượt.

CTR trung bình là gì?

CTR trung bình hay còn gọi là tỷ lệ nhấp chuột, CTR trung bình được tính bằng số lần nhấp chuột/ số lần hiển thị. Nếu lượng người dùng truy cập vào website của bạn càng cao thì CTR càng lớn. Và ngược lại, nếu lượng người dùng truy cập vào website của bạn càng ít hoặc không có, thì tỷ lệ CTR càng thấp, bạn cần phải có phương án cải thiện website của mình ngay.

Vị trí trung bình là gì?

Vị trí chỉ được tính trên Google tìm kiếm. Hay nói cách khác, Google khám phá hay Google tin tức sẽ không có chỉ số về vị trí. Nếu người dùng tìm kiếm một nội dung trên Google, kết quả trả về cho những đường liên kết của trang khác, trong đó có trang của bạn. Vị trí được tính từ trên xuống dưới, ở cả phần chính và phần phụ của trang.

Minh họa về cách tính vị trí của trang:

Minh họa một trang kết quả tìm kiếm trên Google

Vị trí trí 1, 2, 3, 4, 5 là phần chính, vị trí 6 là phần phụ. Trong đó:

+ Vị trí 1, 3, 4, 5 là những đường liên kết có màu xanh đơn thuần

+ Vị trí 2 bao gồm một băng chuyên AMP hay còn gọi là phần từ phức hợp. Tất cả những kết quả hiển thị trên băng chuyền phức hợp này đều được coi là vị trí 2.

+ Vị trí 6 gọi là phần từ phức hợp (một bảng tri thức), mọi đường liên kết ở đây được coi là vị trí 6.

Vậy, vị trí trung bình chính là giá trị thể hiện vị trí trung bình cộng của các vị trí trong lượt tìm kiếm mà có hiển thị liên kết sang website của bạn. Trong trường hợp ở trang tìm kiếm có nhiều vị trí hiện liên kết của bạn, vị trí cho lượt hiển thị đó được tính bằng vị trí hiển thị cao nhất.

Ví dụ minh họa:

+ Lượt tìm kiếm đầu tiên có kết quả là 3, 6, 7 => Vị trí của tải sản trong lượt tìm kiếm này là vị trí cao nhất =3.

+ Lượt tìm kiếm thứ hai có kết quả là 5, 8, 9 => Vị trí của tài sản trong lượt tìm kiếm này là vị trí cao nhất = 5.

+ Vậy, vị trí trung bình của 2 lượt tìm kiếm được tính bằng : (3+5)/2=4.

Cách đọc báo cáo vi trí trung bình:

+ Nếu bạn thấy giá trị vị trí trung bình là dấu gạch ngang ( – ), có nghĩa là không có vị trí nào được ghi nhận => người dùng không thấy kết quả nào có đường liên kết đến website của bạn.

Trên đây là tất tần tận những thông tin về Báo cáo hiệu suất là gì? Hiệu suất Google Search Console từ A tới Z. Hi vọng, bài viết phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn, về cách đọc báo cáo hiệu suất trên Google Search Console. Đồng thời cũng là một bước đệm, trong con đường trở thành chuyên gia SEO của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lost your password?